Ngay khi vụ án khép lại, các kênh truyền thông của ĐCS Trung Quốc như Hoàn Cầu thời báo, QQ News, Sina Weibo… đồng loạt đưa tin về vụ án mạng tại Bình Dương, liên tục khẳng định các phạm nhân là người tập Pháp Luân Công bất chấp thực tế trong biên bản lời khai từ thời điểm bị bắt (tháng 5/2019) và lời khai trực tiếp tại phiên tòa sơ thẩm (25/6/2020), các bị cáo nhiều lần khẳng định họ không tập Pháp Luân Công, mà tập theo cách thức tự nghĩ ra.

Tại thời điểm phát hiện ra vụ việc, truyền thông Việt Nam đưa tin rầm rộ về vụ án, đó là những điểm người Việt Nam có thể biết.

Nhưng thực tế người Việt Nam không hề biết rằng, tại thời điểm vụ án thi thể bê tông tại Bình Dương được phát hiện hơn một năm trước, các kênh thông tin thân ĐCSTQ ở Đài Loan và truyền thông của ĐCSTQ cũng đưa tin rất sát về vụ việc này.

Điển hình vào ngày 21/5/2019, cũng trang Sina.com.cn của ĐCSTQ đã đăng bài chi tiết về vụ án tại Bình Dương, mô tả các tình tiết man rợ của hung thủ, đồng thời tiếp tục chiêu bài vu khống và phỉ báng môn tu luyện Pháp Luân Công..

Ảnh chụp màn hình từ bài báo của Sina

Cụm từ “Pháp Luân Công”, “Giáo phái lạ” bị “lạm dụng” có chủ ý?

Ngày 15/5/2019, kể từ khi vụ án được truyền thông Việt Nam đưa tin rộng rãi, đã có nhiều tin, bài chứa từ khóa “thi thể”; “xác chết”; “bê tông”; “Pháp Luân Công”; “giáo phái lạ” trong đó đặc biệt vụ án luôn “được” gắn liền với cụm từ hoặc “Pháp Luân Công”, hoặc “giáo phái lạ”. Thậm chí ngày 24/5/2019, báo Thanh Niên còn đưa tin dẫn nguồn báo chí của ĐCSTQ coi Pháp Luân Công là một trong các tà giáo nguy hiểm nhất.

Có khá nhiều điểm bất thường trong cách đưa tin của truyền thông Việt Nam. Báo chí đưa tin với mật độ dày đặc vào nửa cuối tháng 5/2019 và tập trung vào các tình tiết như: Nhóm người này sống khép kín, nhấn mạnh các tình tiết man rợ, ma quỷ trong vụ án đổ bê tông và yếu tố tu luyện Pháp Luân Công.

Khác với các vụ án mạng có tính chất nghiêm trọng tương tự như vụ sát hại nữ sinh giao gà ở Thái Nguyên, vụ thảm sát ở Bình Phước.. được báo chí liên tục đưa tin một thời gian dài, vụ án tại Bình Dương này chỉ đưa tin rầm rộ khoảng nửa tháng rồi im bặt một cách đáng ngờ cho tới hơn một năm sau, là thời điểm Tòa án tỉnh Bình Dương xét xử vụ án.

Nhóm nữ quái”, “giết người đổ bê tông”, “tu Pháp Luân Công”, “giáo phái lạ”… – sau một năm vẫn tiếp tục là những từ khóa in đậm trong tâm trí nhiều độc giả khi nhắc đến vụ án mạng “thi thể trong bê tông” tại tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, chưa từng ai giải đáp cho cụm từ “giáo phái lạ” mà nhóm này tu tập theo cụ thể là gì?

Tu tập theo một phương pháp riêng, không liên quan tới Pháp Luân Công

Ngay khi phiên tòa kết thúc vào ngày 26/6/2020, một số kênh truyền thông Việt Nam vẫn đưa tin gắn vụ án với cụm từ Pháp Luân Công, bất chấp thực tế các bị cáo đã khẳng định rõ là không tu luyện Pháp Luân Công

  • Biên bản Hỏi cung bị can Lê Ngọc Phương Thảo (14/12/2019) có đoạn đối thoại như sau:

Hỏi: “Bị can cho biết bị can tu luyện nghiên cứu tài liệu gì? Theo tôn giáo nào?”

Đáp: “Chúng tôi tu luyện theo phương pháp của Hà, Hà có khả năng nhận thức được vấn đề trước những người khác nên Hà hướng dẫn mọi người tu luyện.. Hà nghiên cứu rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau như Pháp Luân Công, Thiên Chúa giáo, Phật giáo.. Hà nghiên cứu, chắt lọc thông tin, thấy thông tin nào có ích, hay, có khả năng giúp ích cho mọi người thì Hà chia sẻ cho mọi người cùng đọc và nghiên cứu. Hà còn đề ra các phương pháp tu luyện như tẩy tịnh, tịch cốc, hút thuốc, uống rượu trong tu luyện..” (hình 5.1)

(hình 5.1) Lời cung của Lê Ngọc Phương Thảo vào ngày 14/12/2019 được lưu trong hồ sơ

Hỏi: Bị can cho biết có phải Phạm Thị Thiên Hà đề ra một phương pháp tu luyện mới không theo một tôn giáo nào?

Đáp: “Đúng, Hà đã và đang đề ra phương pháp tu luyện mới, không theo một tôn giáo nào. Phương pháp này do Hà nghiên cứu, chắt lọc từ nhiều phương pháp, nhiều tôn giáo tạo thành”. (hình 5.2)

(hình 5.2) Lời cung của Lê Ngọc Phương Thảo vào ngày 14/12/2019 được lưu trong hồ sơ

Khác với nhiều tờ báo liên tục sử dụng cụm từ “tu Pháp Luân Công” hay “giáo phái lạ” khi đề cập đến nhóm người trong vụ án thi thể bê tông, Phạm Thị Thiên Hà thừa nhận tu theo một phương pháp tu luyện riêng dựa trên truyện cổ Trung Hoa, Phong Thần Diễn Nghĩa và một số tài liệu tôn giáo khác. Họ khẳng định họ không tu luyện Pháp Luân Công và chọn cách tu “ẩn dật” hạn chế tiếp xúc với những người bên ngoài.

Trong Biên bản ghi lời khai của Phạm Thị Thiên Hà vào ngày 18/5/2019 xác nhận: “Chúng tôi ở chung với nhau không phải để tu luyện Pháp Luân Công mà là để tách biệt với bên ngoài và có thời gian suy ngẫm về mình, cũng như tìm hiểu một số tôn giáo khác”. (hình 5.3)

(hình 5.3) Lời cung của Phạm Thị Thiên Hà vào ngày 18/5/2019

  • Biên bản Hỏi cung bị can Phạm Thị Thiên Hà (23/10/2019) có đoạn hỏi-đáp như sau:

Hỏi: Việc tập luyện theo phương pháp của bị can theo tôn giáo nào?

Đáp: Tôi không theo tôn giáo nào cả. Tôi nghiên cứu sâu mọi thứ về Pháp Luân Công, và tôn giáo khác. Tôi tự khai mở ra phương pháp tập luyện này sau thời gian tôi tự nghiên cứu.

Hỏi: Phương pháp này ai đã tập luyện chưa?

Đáp: Chưa có ai tập luyện phương pháp này. Chỉ có một mình tôi nhận ra. Khai mở được điều này nên tôi hướng dẫn mọi người làm theo. (hình 5.4)

(hình 5.4) Lời cung của Phạm Thị Thiên Hà vào ngày 23/10/2019 được lưu trong Hồ sơ vụ án

Hỏi: Việc hút thuốc, uống rượu thực hiện trong thời gian nào?

Đáp: Tôi cho mọi người hút thuốc, uống rượu trước thời gian tịch cốc để mỗi người bộc lộ hết mọi tâm tính của mình… Tôi nghiên cứu thấy người ta khi say thuốc hay say rượu thì thường nói sự thật, bộc lộ hết tính xấu mỗi người.

Hỏi: Bị can có phải là người tu luyện Pháp Luân Công?

Đáp: Tôi không phải là người tu luyện Pháp Luân Công. Tôi tu không giống như những người học viên Pháp Luân Công khác. (hình 5.5)

(hình 5.5) Lời cung của Phạm Thị Thiên Hà vào ngày 23/10/2019 được lưu trong Hồ sơ vụ án

  • Biên bản hỏi cung bị can Phạm Thị Thiên Hà (13/11/2019) có đoạn hỏi đáp như sau:

Hỏi: Bị can hãy trình bày việc thành lập nhóm của bị can?

Đáp: …Ban đầu tôi thuê một căn nhà ở Khu Công nghiệp Bàu Bàng. Chúng tôi giăng bạt xung quanh để tránh ánh mắt dòm ngó của mọi người. Tôi là người dẫn dắt mọi người nên tôi nghiên cứu các tài liệu khác nhau và chia sẻ cho mọi người cùng đọc, cùng bàn luận. Bên cạnh đó, tôi đề ra một số phương pháp tu luyện như tẩy tịnh, tịch cốc, hút thuốc, uống rượu và yêu cầu mọi người thực hiện. Do việc tu luyện theo phương pháp của tôi không theo Pháp Luân Công và phương pháp tu luyện rất khó khăn nên Hạnh và An đã rời khỏi nhóm. (hình 5.6)

(hình 5.6) Lời cung của Phạm Thị Thiên Hà vào ngày 13/11/2019 được lưu trong Hồ sơ vụ án

Giết người, diệt khẩu và vu khống

Trong gần 100 năm tồn tại, ĐCSTQ đã rèn luyện thành thục các chiêu trò lưu manh, vu oan giá họa và dùng khủng bố của nhà nước để nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công. Dàn dựng “Vụ tự thiêu giả mạo ở Quảng trường Thiên An Môn” có thể được coi là vụ dối trá thế kỷ của ĐCSTQ.

Để đàn áp Pháp Luân Công, chính quyền Giang Trạch Dân đã dụ dỗ 5 người đóng giả làm các học viên Pháp Luân Công để dàn dựng và trình diễn màn tự thiêu giả trên quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, họ đã bị an ninh đặc vụ của ĐCSTQ đánh chết ngay tại hiện trường, hoặc giết người diệt khẩu sau đó.

Nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc đã hỗ trợ Giang Trạch Dân và ĐCSTQ trong chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Nhiều phóng viên trong các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như đã tước bỏ hoàn toàn đạo đức nghề nghiệp khi họ vi phạm nguyên tắc cơ bản của SỰ THẬT trong báo chí. Là một công cụ đàn áp, các kênh truyền thông của ĐCSTQ có thể được so sánh với Ban Tuyên giáo Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Những bản tin, phóng sự dối trá và vu khống của giới truyền thông đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến cái chết của rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Các con số chính xác chưa được thống kê, nhưng đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công bị giam giữ hoặc buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ. Họ và người thân trong gia đình của họ phải chịu đựng cảnh mất tự do, việc làm, lương hưu, nhà ở, giáo dục và các quyền cơ bản của con người.

Ngày 3/7/2020, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương tuyên án tử hình đối với bị cáo Phạm Thị Thiên Hà vì tội danh Giết người, Lê Ngọc Phương Thảo 22 năm tù, Nguyễn Ngọc Tâm Huyên 19 năm tù cho hai tội danh Giết người và Che giấu tội phạm, Trịnh Thị Hồng Hoa 13 năm tù với tội danh Giết người và Không tố giác tội phạm.

Xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương có một khu công nghiệp mới mở và người Trung Quốc tràn sang đây làm ăn và sinh sống rất đông. Báo Thanh Niên cũng từng có bài “Phố “lạ” ở Bình Dương phản ánh thực trạng có nhiều người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp tại Bình Dương đã gây ra tình trạng phức tạp về an ninh trật tự. Liệu vụ án thi thể bê tông tại Bình Dương phải chăng có bàn tay của đặc vụ ĐCSTQ tại Việt Nam?


VIDEO VỤ ÁN